Kinh tế Huế

A Lưới cần tập trung phát triển nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn

[ad_1]


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu kết luận tại buổi làm việc

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới- Nguyễn Mạnh Hùng, 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, ngoài ra huyện phải tập trung khắc phục hậu quả lụt bão năm 2020. Tuy vậy, tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện A Lưới vẫn được duy trì ổn định, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.

Đáng chú ý là thu ngân sách đạt gần 98% kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 113%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 75%; các chỉ tiêu về bảo hiểm, huy động trẻ em đến trường, thu gom và xử lý chất thải rắn đều đạt và vượt so với nghị quyết đề ra; năng suất lúa nước đạt 61,8 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 374,7 tỷ đồng; trong đó, trồng trọt 131 tỷ đồng, chăn nuôi 164,9 tỷ đồng, thủy sản 15,5 tỷ đồng, lâm nghiệp 63,5 tỷ đồng. Đặc biệt, mô hình nuôi cá tầm tại xã Hồng Kim bước đầu mang lại hiệu quả, lãi ròng mỗi năm khoảng 300 triệu đồng/2.000 con; mô hình nuôi cá chình tại Sơn Thủy và Hồng Kim hiện sinh trưởng phát triển tốt, mở ra nhiều triển vọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện A Lưới vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần được giải quyết. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng toàn tỉnh; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp…

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành và lãnh đạo địa phương đều thống nhất A Lưới cần tập trung phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó chăn nuôi và lâm nghiệp được xem là chủ đạo để tăng thu nhập cho người dân, mang lại giá trị kinh tế cao; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tận dụng, lồng ghép và sử dụng tối đa hiệu quả từ các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả và tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch, nhất là tạo công ăn việc làm cho người dân.

Mô hình nuôi cá tầm đang mở ra triển vọng mới nâng cao thu nhập cho người dân A Lưới (Ảnh chụp trước khi dịch COVID-19 bùng phát)

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của huyện; đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ có tư duy, có nhiều nỗ lực đã làm bật dậy tính năng động trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Dù là địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng gần đây A Lưới đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận, điều này cho thấy sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giảm nghèo bền vững và đưa kinh tế – xã hội ngày càng phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng bậc nhất của A Lưới là giảm nghèo bền vững và nhiệm vụ căn cơ nhất là phải nâng thu nhập, điều kiện, đời sống cho người dân. Để kinh tế – xã hội của A Lưới có những bứt phá, phát triển bền vững thì trước hết lãnh đạo địa phương cần phải tự thay đổi tư duy, nhận thức trong cách làm, cách triển khai, phải tự vươn lên bằng chính nguồn nội lực của địa phương. Đề nghị huyện cần có các hội thảo bàn về công tác giảm nghèo bền vững hướng đến kéo giảm số hộ nghèo của huyện.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, quy mô nền kinh tế của huyện A Lưới còn nhỏ, vì vậy cần tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp toàn diện, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị, kết hợp thương mại – dịch vụ với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nghiên cứu đẩy mạnh các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Kêu gọi, cân nhắc lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, tiềm năng để phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện A Lưới cần tập trung chỉ đạo nhiệm vụ kép là vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa tổ chức phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Tranh thủ các nguồn vốn mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn huy động khác để đầu tư phát triển; đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư. Đồng thời, huy động, lồng ghép hợp lý các nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư các công trình thiết yếu liên quan đến các tiêu chí chưa đạt chuẩn, hỗ trợ nâng cao thu nhập, giảm nghèo…

Bài, ảnh: Thái Bình

[ad_2] Báo Thừa Thiên Huế Online

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button